6 điều về chứng mất ngủ

Besucherzähler  Trở về trang chủ    tran47
a78fohts6 6 điều về chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ: người mất ngủ cần “khắc cốt ghi tâm”

Tác giả: Dược sỹ Nguyễn Thị Lê

1. Tiêu chuẩn của một giấc ngủ ngon
Một giấc ngủ ngon và chất lượng là một giấc ngủ cần phải đáp ứng những yếu tố sau:
• Đủ về số lượng: 6 – 8 giờ/ngày.
• Đảm bảo về chất lượng: ngủ dậy cơ thể cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái, khỏe mạnh không còn cảm giác mệt mỏi, năng suất làm việc cao, không có những cơn ác mộng trong khi ngủ.Khi có giấc ngủ không đạt được chất lượng, số lượng thì được chẩn đoán là rối loạn giấc ngủ, mất ngủ 

2. Biểu hiện của mất ngủ

• Người bệnh khó đi vào giấc ngủ (trên 30 phút nằm trên giường mới có thể ngủ được)
• Ngủ chập chờn, không yên giấc, hay thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại được
• Thức giấc sớm (thường trước 5 giờ sáng và không ngủ lại được)
• Nặng hơn là hầu như không thể chợp mắt suốt đêm. Ban ngày thì mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, cáu gắt.
• Khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu.

3. Nguyên nhân mất ngủ

Mất ngủ thoáng qua (dưới 4 tuần)
Do: Căng thẳng, Stress, lạ chỗ, sử dụng chất kích thích, tiếng ồn...
Mất ngủ lâu ngày (trên 4 tuần)
- Do bệnh lý đa khoa: bệnh khớp, tim mạch, huyết áp, dạ dày...
- Do bệnh lý tâm thần: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ...
- Do dùng thuốc: thuốc hạ huyết áp, corticoid...
- Do sinh lý: tuổi tác (tuổi mãn kinh, mãn dục)
Theo các chuyên gia, nữ giới sau tuổi 35 và nam giới sau tuổi 40 thường có biểu hiện suy giảm nội tiết tố trong cơ thể gây ra hiện tượng rối loạn giấc ngủ

4. Hậu quả của bệnh mất ngủ

Mất ngủ lâu ngày có thể dẫn đến một loạt những hậu quả sau:
• Ảnh hưởng tới ngoại hình, làn da: da xạm, khô quầng mắt thâm, xuất hiện nhiều nếp nhăn
• Ảnh hưởng tới tinh thần: lờ đờ, uể oải, mệt mỏi, mất tập trung, kém minh mẫn, dễ cáu giận, căng thẳng
• Ảnh hưởng tới tim mạch: tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tiểu đường
• Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch: suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư. 
• Ảnh hưởng tới não bộ: suy giảm trí nhớ, hủy hoại não, trầm cảm

5. Các phương pháp điều trị mất ngủ

Tây Y sử dụng thuốc an thần để điều trị mất ngủ:

Thuốc an thần:
Định nghĩa:

Thuốc an thần là là tên gọi chỉ chung các thuốc giúp trấn ân, giải lo âu, chống lo lắng, loạn thần, chống trầm cảm như Benzodiazepin (Seduxen), Amitryptin, Mitazapine

Cơ chế: 

Gây ức chế ép buộc não bộ nên khiến người bệnh ngủ ngay, giấc ngủ dài nhưng rất nhiều mộng mị, mệt mỏi, sáng dậy người đau mỏi, nôn nao, quay cuồng.
Hậu quả khi dùng thuốc an thần dài ngày:

• Hại gan: gây đắng miệng, mệt mỏi, tăng men gan
• Hại thận: phù, tích nước, suy giảm chức năng thận
• Hại thần kinh: lờ đờ, mệt mỏi, giảm trí nhớ, dễ nổi nóng, cáu gắt, trầm cảm, lú lẫn 
• Đau dạ dày, ợ nóng
• Nghiện thuốc, phụ thuộc thuốc (không có thì không ngủ được), nhờn thuốc (uống không có tác dụng). Khi bị nhờn thuốc thì rất khó đáp ứng với các phương pháp điều trị khác do hệ thần kinh đã bị tổn thương nặng.

6. Chế độ dinh dưỡng, các thói quen có lợi cho người mất ngủ

Bên cạnh việc sử dụng các dược phẩm hỗ trợ giấc ngủ, người bệnh nên có một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý: 
• Ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày (thức dậy vào khoảng 5 – 7 giờ sáng)
• Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào cuối buổi chiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
• Tránh ngủ nhiều ban ngày, vào giấc ngủ trưa nên ngủ khoảng 30 – 60 phút là vừa đủ.
• Tập thể dục buổi sáng đều đặn. Không nên tập thể dục sát giờ đi ngủ (1 – 2 giờ trước ngủ) do làm tăng kích thích hệ thần kinh nên khó ngủ hơn. 
• Trước khi đi ngủ 20 phút nên ngâm chân nước ấm
• Phòng ngủ nên thoáng, sạch sẽ, không quá nóng hay quá lạnh, tránh ánh sáng
• Chế độ dinh dưỡng:

Để có thể dễ ngủ hơn, cần chú trọng các thức ăn có những chất sau: 

 Vitamin B1: có trong gạo lức, thịt lợn tươi, cá tươi, gà, sữa đậu nành, măng tây...giúp gia tăng hoạt động của các dây thần kinh
 Magie: có trong rau mồng tơi, rau muống, rau dền, trái bơ, hạt bí, hạnh nhân...giúp thư giãn cơ bắp nên dễ ngủ hơn
 Tryptophan: có trong thịt gà, lạc, quả mơ, chuối, sữa chua...giúp hỗ trợ tăng sản xuất hormon serotonin để dễ ngủ hơn

SỬ DỤNG THẢO DƯỢC – XU HƯỚNG TRỊ MẤT NGỦ MỚI NHẤT CỦA THẾ GIỚI
Hiện nay do việc sử dụng thuốc an thần chỉ giúp điều trị triệu chứng nhưng lại có nhiều tác dụng phụ, xu hướng thế giới là dùng các thảo dược giúp ngủ ngon, không mệt mỏi khi thức dậy, phục hồi thần kinh, từ đó tạo giấc ngủ tự nhiên, an toàn, bền vững. Trong đó, có 1 thảo dược được nhiều nhà khoa học trên thế giới nhắc đến như “vua của các thảo dược trị mất ngủ”, đó chính là cây Nữ lang.
Nữ lang(weißen Lilien) - Cây thuốc mệnh danh là "Vua của các thảo dược trị mất ngủ"
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thuần (Nguyên Viện Trưởng Viện nghiên cứu Y Dược học Tuệ Tĩnh, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Y học cổ truyền), một trong những thảo dược được thế giới đánh giá cao về hiệu quả với giấc ngủ là cây Nữ lang. Là cây thuốc “cứu tinh” cho người mất ngủ ở châu Âu từ hơn 1000 năm trước. Hiện là 1 trong 5 cây thuốc có doanh thu cao nhất, được dùng rộng rãi ở châu Âu. Thành phần chính là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates giúp giải tỏa lo âu, căng thẳng => dễ ngủ, ngủ sâu.

May mắn, năm 2013, thông qua hợp tác khoa học, chiết xuất Nữ lang đã được đưa về Việt Nam, bào chế thành sản phẩm Goldream phù hợp với thể trạng người Việt. Ngoài ra, DUY NHẤT trong Goldream có bổ sung thêm 5 - tryptomin giúp phục hồi hệ thần kinh khỏe mạnh để duy trì giấc ngủ ngon bền vững, đầu óc khỏe mạnh, tỉnh táo, trí nhớ minh mẫn, không còn cảm giác mệt mỏi, đờ đẫn, lo âu, căng thẳng, bất an, hồi hộp.

Sau khi sử dụng, người bệnh sẽ thấy tinh thần thoải mái, giải tỏa lo âu, căng thẳng, dễ ngủ, ngủ sâu, hạn chế lệ thuộc thuốc an thần. Và nên sử dụng càng sớm càng tốt thì hiệu quả càng cao, tránh để đến khi não bộ bị quen thuốc, nhờn thuốc an thờn thì sẽ rất khó để tìm được bài thuốc nào thay thế có hiệu quả.

2 nhận xét: